Hóa đơn điện tử có phải cần có chữ ký của khách hàng không

Không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua

Bà Nguyễn Thị Thu Hà – Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) cho biết, theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP, nhiều trường hợp không nhất thiết phải có chữ ký của người mua. “Trước đây đã có doanh nghiệp vướng mắc về vấn đề này và Bộ Tài chính đã có Công văn số 2402/BTC-TCT hướng dẫn” – bà Hà nói.
Cụ thể tại Công văn số 2402/BTC-TCT:
“1. Hóa đơn điện tử phải có các nội dung sau:

e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.

2. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính”.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu,… thì người bán lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.

Xem thêm  Các doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán

Bộ Tài chính giao Cục Thuế xem xét từng trường hợp phát sinh cụ thể và Điều kiện đáp ứng của doanh nghiệp để hướng dẫn việc miễn tiêu thức chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện tử”

Cũng theo bà Hà, hiện Tổng cục Thuế đang dự thảo thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử. Tại dự thảo này, chỉ có một số trường hợp đặc biệt mới phải bắt buộc có chữ ký của người mua, còn lại phần lớn là không bắt buộc.

“Với các trường hợp cung cấp hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau; hoặc hóa đơn có giá trị lớn, cả hai bên đều có hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo tương thích nhau thì người mua họ có nhu cầu ký chữ ký số trên hóa đơn. Do đó, tại dự thảo thông tư có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp này. Còn lại, đa số các trường hợp không cần thiết người mua phải có chữ ký mới được tính chi phí được trừ và khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)” – bà Hà cho biết.

Xem thêm: —> Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn viết sai 

Hoa don dien tu
2. Quy định một số trường hợp Hóa đơn điện tử phải có chữ ký của người bán và người mua

Bà Nguyễn Thị Thu Hà cũng cho biết, việc quy định một số trường hợp hóa đơn điện tử phải có chữ ký hai đầu (người bán và người mua) đã được Tổng cục Thuế nghiên cứu thông lệ quốc tế. Ví dụ, khi hóa đơn điện tử có giá trị lớn, được doanh nghiệp chuyển cho ngân hàng làm thế chấp vay vốn, thì nhất định phải có chữ ký số của cả bên bán và bên mua.
Hoặc trường hợp thanh toán qua ngân hàng, bắt buộc hóa đơn điện tử phải có chữ ký hai đầu. Nghiên cứu của Tổng cục Thuế cho thấy, nhiều nước áp dụng quy định này, nhằm đảm bảo sự chặt chẽ, cũng như tránh bị sai sót về hóa đơn.
“Tại Đức, các ngân hàng có phần mềm tạo hóa đơn điện tử, bên bán và bên mua có thể khởi tạo hóa đơn điện tử trên ứng dụng của ngân hàng, ngân hàng là bên trung gian thẩm định tính hợp pháp của hóa đơn điện tử và thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Với trường hợp này thì nhất thiết phải có chữ ký số hai đầu” – bà Hà nói.
Bà Hà cũng tiết lộ, tại dự thảo thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP đã quy định cụ thể trường hợp nào phải bắt buộc có chữ ký của người mua, trường hợp nào không bắt buộc phải có chữ ký của người mua hàng. Quy định này phù hợp với công văn hướng dẫn của Bộ Tài chính trước đây.

Xem thêm  Báo giá dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính

Xem thêm : —-> Dịch vụ kiểm toán doanh nghiệp

4/5 - (233 bình chọn)


Trả lời

năm × ba =