Một số điểm mới Nghị định 126/2020 về quản lý thuế từ 05/12/2020

HẠCH TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRONG TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP TRẢ LÃI VAY CHO CÁ NHÂN, CHI PHÍ LÃI VAY CÓ ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ TNDN .

1 / Về chi phí được trừ :

Theo Điều 4 Thông tư 96 sửa đổi điều 6 Thông tư 78

Khoản 2.17 Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150 % mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

== > Theo đó nếu DN vay vốn của cá nhân thì mức lãi suất cao nhất là 1,5 lần so với lãi suất NHNN công bố tại thời điểm vay mới được tinh vào chi phí hợp lý .

Ví dụ :

Năm 2019 NHNN công bố lãi cơ bản cho vay áp dụng cho tất cả các NHTM là 12 % / năm, như vậy DN vay của cá nhân mức lãi suất cao nhất được tính vào chi phí được trừ là: 12 x 150 % = 18 % (trường hợp DN đã thu đủ vốn điều lệ từ các thành viên, cổ đông sáng lập) nếu vay với lãi suất 20 % / năm thì khoản lãi chênh lệch 20 – 18 = 2 % sẽ không được tính vào chi phí được trừ.

 2 / Về thuế thu nhập cá nhân.

Theo Thông tư 111, Điều 2 khoản 3. Thu nhập từ đầu tư vốn

Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:

a) Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.

Xem thêm  Công ty dịch vụ kiểm toán tại Cà Mau

== > Theo đó thì khoản thu nhập từ lãi cho vay này là khoản thu nhập chịu thuế TNCN

Điều 10. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất .

  1. Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 2 Thông tư này .

  1. Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5 % .
  2. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế .

== > Theo đó thì thuế suất thuế TNCN từ đầu tư vốn là 5 % (tức là cá nhân nhận tiền lãi từ DN sẽ bị đánh thuế TNCN là 5 % trên tổng số tiền lãi nhận được tại thời điểm nhận tiền lãi).

Điều 25 khoản 1 Thông tư 111

d) Thu nhập từ đầu tư vốn

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ đầu tư vốn theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 2 Thông tư này có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân trừ trường hợp cá nhân tự khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 26 Thông tư này. Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư này.

Xem thêm  Công ty dịch vụ kiểm toán tại Quãng Ngãi

== > Theo đó khi DN trả lãi cho cá nhân đã cho DN vay vốn thì DN phải giữ lại số thuế là 5 % trên tổng số tiền lãi trả cho cá nhân để nộp thuế TNCN .

Theo Thông tư 111 / Điều 6, Kỳ tính thuế

1/ Đối với cá nhân cư trú

a) Kỳ tính thuế theo năm: áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.

b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập: áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế, thu nhập từ quà tặng.

== > Theo đó thuế TNCN được khấu trừ từng lần cho mỗi lần chi trả lãi cho cá nhân

2 / Về quản lý thuế.

Theo Thông tư 156, điều 10 khoản 3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

a) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế .

b) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

c) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của tháng đầu tiên của năm dương lịch

d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười), kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế .

Xem thêm  Cần chuẩn bị những gì khi nhận được quyết định kiểm tra thuế tại đơn vị?

» Theo đó, trong vòng 10 ngày kể từ khi chi trả lãi vay cho cá nhân thì DN phải giữ lại số thuế TNCN là 5 % trên tổng số tiền lãi và đồng thời phải lập tờ khai thuế TNCN cho người nhận tiền lãi

  • Như vậy, kế toán tính toán đúng số lãi, số thuế TNCN để nộp thuế và khi đó chi phí lãi vay mới được tính là chi phí hợp lý .
  • Phải lập tờ khai thuế TNCN theo đúng quy định nói trên .
  • Chứng từ: Hợp đồng vay vốn, chứng từ trả lãi cho cá nhân, tờ khai và chứng từ nộp thuế TNCN cho cá nhân đã nhận tiền lãi .

 3/ Về Hạch toán Kế toán:

Ví dụ: Ngày 1/1/2019 Cty X vay của ông Nguyễn Văn A số tiền 100tr, lãi suất 15 % / năm. Theo thỏa thuận tại hợp đồng vay là trả lãi và gốc vào ngày cuối năm. Giả sử lãi suất do NHNN công bố là 12 % / năm, như vậy chi phí lãi vay của cty trả ông A hoàn toàn hợp lý theo quy định.

  • Ngày 1/1/2019 Cty X nhận tiền vay, căn cứ vào hợp đồng KT lập phiếu thu và hạch toán:

Nợ TK 1111, 112: 100tr

Có TK 3411: 100tr

  • Ngày 31/12/2019 khi trả lãi vay kế toán lập phiếu chi và hạch toán .

Nợ TK 635: 15.000.000

Có TK 3335: 750.000 (thuế TNCN giữ lại)

Có TK 1111,112: 14.250.000

Khi nộp thuế cho cá nhân:

Nợ TK 3335: 750.000

Có TK 1111,112: 750.000

Khi trả tiền gốc cho cá nhân:

Nợ TK 3411: 100tr

Có tk 1111,112: 100tr

 

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AACS

Điện thoại: 028 66 500 381 – Email: info@aacs.com.vn

Mobile: 0908 381 550 ( Mr Mạnh) – Mobile: 0908 688 550 ( Ms Phương)

 

5/5 - (251 bình chọn)


Trả lời

13 − 2 =