DỊCH VỤ KIỂM TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN – AACS

Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng hoàn thành là sử dụng nhóm chuyên gia và nhân viên chuyên nghiệp có trình độ cao được đào tạo chính quy đặc biệt trong việc kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành nhằm cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn hảo nhất, có độ tin cậy cao….

22 4

Dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản chuyên nghiệp

I. NGUYÊN TẮC, CĂN CỨ VÀ MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. Nguyên tắc

Nguyên tắc cơ bản thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng hoàn thành là sử dụng nhóm chuyên gia và nhân viên chuyên nghiệp có trình độ cao được đào tạo chính quy đặc biệt trong việc kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành nhằm cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn hảo nhất, có độ tin cậy cao.

n cứ kiểm toán

–      Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn;

–      Các Nghị định và Thông tư hướng dẫn trong lĩnh vực xây dựng;

–      Các định mức, đơn giá của Nhà nước, các thông báo giá của Liên Sở Tài chính – Xây dựng;

–      Nghị định của Chính phủ về kiểm toán độc lập (Nghị định số 105/2004/NĐ – CP ngày 30 tháng 3 năm 2004)

–      Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam đã ban hành;

–      Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư;

–      Thông tư 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính ; Thông tư 98/2007/TT-BTC ngày 9/8/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư.

–      Các tài liệu của dự án theo quy định của Nhà nước do Chủ đầu tư cung cấp;

–      Kế hoạch thực hiện Dự án và quy chế quản lý của Dự án.

Mục tiêu kiểm toán

Kiểm toán viên đưa ra ý kiến độc lập xác nhận về Báo cáo quyết toán hoàn thành, Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án, cũng như các vấn đề khác mà Chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm, đồng thời kiến nghị với Chủ đầu tư và các bên liên quan nhằm xác định chi phí hợp lý và hoàn thiện nâng cao chất lượng hồ sơ, thủ tục, quy trình quản lý dự án theo đúng quy định của Nhà nước và phù hợp với điều kiện thực tế trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Công việc kiểm toán luôn phải được tuân thủ nguyên tắc độc lập, khách quan và bảo mật theo đúng chuẩn mực kiểm toán và cam kết với khách hàng..

Phương pháp thực hiện

Về nguyên tắc: Trên cơ sở thống nhất kế hoạch kiểm toán tổng thể giữa 2 bên, công việc kiểm toán sẽ được thực hiện ngay trong quá trình thực hiện dự án theo từng hạng mục (gói thầu) chính, kể từ khi triển khai dự án cho đến khi kết thúc dự án, hoàn thành báo cáo quyết toán vốn đầu tư của các dự án.

Phương thức tiến hành kiểm toán dự án :

– Cuộc kiểm toán sẽ thực hiện theo từng đợt cho từng hạng mục (gói thầu) hoàn thành tùy thuộc tình hình quyết toán của chủ đầu tư. Khi có nhu cầu quyết toán giá trị quyết toán chi phí từng hạng mục (gói thầu) hoàn thành, chủ đầu tư sẽ thông báo cho Công ty kiểm toán trước 15 ngày để chuẩn bị kế hoạch kiểm toán. Công ty kiểm toán có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết báo có Chủ đầu tư chấp thuận làm cơ sở cho việc thực hiện kiểm toán.

– Khi hạng mục (gói thầu) hoàn thành quyết toán, chủ đầu tư sẽ thông báo cho Công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán giá trụ quyết toán từng hạng mục (gói thầu). Thời gian thực hiện kiểm toán giá trị quyết toán từng hạng mục (gói thầu) không quá 01 tháng kể từ ngày chủ đầu tư cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu quyết toán. Khi kết thúc đợt kiểm toán, Công ty kiểm toán sẽ cung cấp cho chủ đầu tư dự thảo số liệu kiểm toán từng đợt thực hiện.

– Khi công trình hoàn thành và được chủ đầu tư cung cấp Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn  thành toàn bộ công trình cùng đầy đủ  các tài liệu có liên quan, Công ty kiểm toán thực hiện công tác kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình trong thời gian không quá 4 tháng kể từ khi chủ đầu tư cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu quyết toán toàn bộ công trình. Kết thúc đợt kiểm toán, Công ty kiểm toán sẽ cung cấp cho chủ đầu tư dự thảo Báo cáo quyết toán vốn đầu tư của toàn bộ công trình. Không quá 15 ngày sau khi nhận được ý kiến trả lời chính thức của chủ đầu tư về dự thảo Báo cáo kiểm toán (Bằng tiếng việt), Công ty kiểm toán sẽ cung cấp cho chủ đầu tư Báo cáo kiểm toán chính thức về quyết toán vốn đầu tư toàn bộ công trình.

Các phương pháp thực hiện kiểm toán chủ yếu của AACS gồm:

  • Tiến hành kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết và ngược lại.
  • Thường xuyên trao đổi với chủ đầu tư, nhà thầu chính cùng các cán bộ chuyên trách khác.
  • Phỏng vấn chủ đầu tư và các bên có liên quan khác
  • Thực hiện các biểu soát xét hệ thống kiểm soát và kiểm tra số liệu
  • Áp dụng các thử nghiệm và thủ tục kiểm toán khác khi xét thấy cần thiết trong từng trường hợp cụ thể.
  • Cùng Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư và các bên liên quan trao đổi cụ thể về các kiến nghị của chúng tôi nêu ra trong Báo cáo kiểm toán. Mọi thông tin trao đổi phải được thông qua chủ đầu tư trước khi báo cáo các cơ quan chức năng hay cơ quan có liên quan khác.
  • Phối hợp cùng chủ đầu tư giải trình trước các yêu cầu của khách hàng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cần thiết…

Ky su xay dung kien truc

Quy trình thực hiện kiểm toán xây dựng cơ bản cần nắm rõ là gì?

Các bước lên kế hoạch kiểm toán xây dựng cơ bản:

( Lập kế hoạch -> Thực hiện kiểm toán -> Lên Báo cáo-> Phát hàng Báo cáo Kiểm toán

Trong mỗi giai đoạn, mỗi gói thầu hoàn thành sẽ được kiểm toán theo yêu cầu của chủ đầu tư, AACS tiến hành công việc theo các bước như sau:

  1. Bước chuẩn bị;
  2. Thu thập thông tin và soát xét hoạt động;
  3. Thực hiện kiểm toán;
  4. Lập dự thảo báo cáo kiểm toán;
  5. Trao đổi thống nhất với chủ đầu tư về Báo kiểm toán, đồng thời hướng dẫn tư vấn cho khách hàng các vấn đề cần phải quan tâm.

II.  NỘI DUNG CÁC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN

Kiểm tra đánh giá tính pháp lý của việc đầu tư và việc tuân thủ trình tự thủ tục đầu tư xây dựng dự án:

  • Tập hợp, sắp xếp phân loại hồ sơ và tài liệu, kiểm tra và đối chiếu danh mục, nội dung các văn bản pháp lý của toàn bộ công trình.
  • Kiểm tra tính hợp pháp của các Hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu và đơn vị khác có liên quan.
  • Kiểm tra sự tuân thủ quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng.
  • Kiến nghị của kiểm toán viên về việc lưu giữ chứng từ hồ sơ tài liệu và sổ sách kế toán.

Kiểm tra nguồn vốn đầu tư cho toàn bộ dự án, số vốn đầu tư cấp phát qua các năm, tổng số vốn đầu tư thực hiện cho công trình, vốn đầu tư thực hiện qua các năm:

  • Kiểm tra nguồn vốn trên cơ sở số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra việc trình bày và phân loại nguồn vốn đầu tư theo các loại: vốn ngân sách, vốn khấu hao cơ bản, vốn tín dụng, vốn tự bổ sung theo từng năm và toàn bộ công trình.
  • Kiểm tra việc trình bày và phân loại nguồn vốn theo các thành phần: xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác, so sánh cơ cấu vốn đầu tư thực hiện với cơ cấu vốn ghi trong tổng dự toán và tổng mức đầu tư.
  • Kiểm tra tình hình cấp phát vốn qua các năm, đối chiếu với số liệu của cơ quan cấp phát, cho vay vốn.
  • Phân tích so sánh cơ cấu vốn đầu tư thực hiện với Tổng dự toán được duyệt

Kiểm tra giá trị quyết toán phần xây lắp các hạng mục công trình và toàn bộ dự án:

  • Kiểm tra tổng hợp chi phí xây lắp trên cơ sở số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm
  • So sánh chi phí xây lắp các hạng mục công trình với tổng dự toán được duyệt, so với dự toán trúng thầu, xác định và đánh giá nguyên nhân tăng giảm.
  • Kiểm tra việc trình bày và ghi nhận chi phí xây lắp để đảm bảo rằng các chi phí xây lắp phát sinh được ghi chép đầy đủ trong sổ sách và báo cáo tài chính hàng năm.
  • Kiểm tra chi tiết quyết toán của các hạng mục công trình để đảm bảo rằng các chi phí phát sinh là hợp lý, bao gồm: kiểm tra việc áp dụng đơn giá và chính sách trong xây dựng qua từng thời kỳ, kiểm tra khối lượng quyết toán so sánh với thực tế thi công, với hồ sơ trúng thầu, với bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu. Kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá có phù hợp với các văn bản quy định chung của Nhà nước và các quy định riêng cho công trình.

Kiểm tra giá trị quyết toán phần vật tư  thiết bị:

  • Kiểm tra tổng hợp chi phí thiết bị trên cơ sở số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm.
  • So sánh danh mục, chủng loại giá cả thiết bị với tổng dự toán được duyệt, xác định và đánh giá nguyên nhân tăng giảm.
  • Kiểm tra chi tiết chi phí thiết bị, so sánh đối chiếu với hợp đồng thiết bị, hoá đơn, chứng từ, biên bản giao nhận, quyết toán lắp đặt để đảm bảo rằng chi phí thiết bị phát sinh là hợp lý.
  • Kiểm tra sự hợp lý của các chi phí tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản bảo dưỡng, phụ phí ngoại thương, lưu kho bãi…

Kiểm tra giá trị quyết toán chi phí khác, việc phân bổ các chi phí này cho các hạng mục công trình

  • Kiểm tra tổng hợp chi phí khác trên cơ sở số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm, so sánh đối chiếu với sổ cái và chứng từ kế toán.
  • So sánh giá trị của từng loại chi phí khác đã thực hiện với tổng dự toán được duyệt và chế độ hiện hành về quản lý chi phí khác trong đầu tư xây dựng, xác định nguyên nhân tăng giảm.
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí đền bù hoa màu, tài sản, di chuyển tái định cư trên phạm vi công trình.
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí quản lý dự án, chi phí chuyên gia, chi phí ban đơn giá, chi phí thẩm định, thẩm tra, bảo hiểm…
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí khảo sát, thiết kế, tư vấn giám sát công trình và các loại hình tư vấn khác.
  • Kiểm tra xác định công nợ, vật tư thiết bị tồn đọng.
  • Kiểm tra xác định giá trị tài sản bàn giao cho đơn vị sử dụng;
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí lãi vay ngân hàng
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chi phí khác như khởi công, đào tạo công nhân…

Kiểm tra báo cáo quyết toán và hồ sơ quyết toán dự án:

  • Rà soát, đối chiếu lại toàn bộ các giá trị xây lắp, giá trị vật tư – thiết bị đưa vào sử dụng, tổng số vốn đầu tư theo cơ cấu vốn gồm: Xây lắp, Thiết bị, Kiến thiết cơ bản khác.
  • Cùng Chủ đầu tư đối chiếu lại toàn bộ tình hình công nợ tại thời điểm quyết toán, vật tư, thiết bị tồn đọng. Kiến nghị xử lý về công nợ cũng như vật tư, thiết bị tồn đọng
  • Xác định chi phí không tính vào giá trị công trình để làm căn cứ ghi giảm vốn cho công trình.
  • Kiểm tra việc lập Báo cáo quyết toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 19/2011/TT- BTC ngày 14/2/2011 của Bộ Tài chính..

III. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHO DỊCH VỤ KIỂM TOÁN

Công việc kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng của Dự án được thực hiện theo Chuẩn mực kiểm toán số 1000 được ban hành kèm theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ Tài chính về việc kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

Và quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đã được Công ty thông qua. Quy trình này đã áp dụng với các dự án lớn nhóm A, B… mà Công ty đã thực hiện kiểm toán với chất lượng đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành.

Để biết rõ hơn về Kiểm toán xây dựng cơ bản cũng như để biết phí dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản

Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty AACS

4.5/5 - (16 bình chọn)