- 21 Tháng sáu, 2020
- Gửi bởi: Founda media
- Loại: Chuyển giá
BÁO GIÁ DỊCH VỤ LÀM BÁO CÁO CHUYỂN GIÁ
Kính gởi: Quý khách hàng có nhu cầu làm báo cáo chuyển giá.
Khi khách hàng có nhu cầu cần làm báo cáo chuyển giá để nộp cho cơ quan thuế, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc chuẩn bị tài liệu liên quan đến giá cả thị trường của việc giao dịch giữa các bên liên quan và các form mẫu tuyên bố liên quan đến các giao dịch giữa bên liên quan theo quy định của luật thuế hiện hành. Dịch vụ này bao gồm các bước chính sau đây:
- Tiếp nhận thông tin và dữ liệu
- Phân tích ngành
- Phân tích chức năng và rủi ro
- Phân tích tài chính
- Phân tích giao dịch giữa các bên liên quan
- Lựa chọn phương pháp chuyển giá phù hợp
- Lựa chọn các giao dịch đối chiếu
- Kết luận Thảo luận với khách hàng về kết quả và đưa ra đề xuất
- Phát hành báo cáo
- Hỗ trợ việc trả lời các câu hỏi từ phía cơ quan thuế (khi được yêu cầu)
Quý khách vui lòng tham khảo thêm thông tin về chuyển giá, giao dịch liên kết theo thông tin sau:
1. Đối tượng phải làm báo cáo giao dịch liên kết.
Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai và có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định như sau;
1.1 Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:
a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
1.2. Các bên liên kết tại khoản 1.1 Điều này được quy định cụ thể như sau:
a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;
d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
đ) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
e) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, ông nội, bà nội, cháu nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ngoại, cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;
h) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
i) Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;
k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.
2. Các trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
2.1. Người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
2.2 Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:
a) Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;
b) Người nộp thuế đã ký kết Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá. Các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
c) Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực như sau:
- Phân phối: Từ 5% trở lên;
- Sản xuất: Từ 10% trở lên;
- Gia công: Từ 15% trở lên.
Trường hợp người nộp thuế không áp dụng theo mức tỷ suất lợi nhuận thuần quy định tại điểm này thì phải lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định.
3. Các phương pháp xác định giá thị trường
- Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập;
- Phương pháp giá bán lại;
- Phương pháp giá vốn cộng lãi;
- Phương pháp so sánh lợi nhuận;
- Phương pháp tách lợi nhuận.
Hiện nay, đa phần các công ty chọn nhiều nhất là phương pháp số 4 và số 1. Riêng các doanh nghiệp phân phối thường chọn phương pháp số 2.
Cách thức mà DN chứng minh cho cơ quan thuế tôi không chuyển giá là chứng minh DN của tôi có mức giá xấp xỉ các mức giá của các Công ty tương đồng trong thị trường (PP1) hoặc tỷ suất lợi nhuận của DN tôi xấp xỉ tỷ suất lợi nhuận của các Công ty tương đồng trong thị trường (các PP còn lại trong đó rõ nhất là phương pháp số 4).
Công ty tương đồng là công ty có cùng chức năng hoạt động (hoạt động trong cùng ngành nghề, kinh doanh cùng 1 mặt hàng, thực hiện cùng 1 nhóm chức năng như sản xuất, bán hàng, marketing), có rủi ro gánh chịu tương tự nhau (rủi ro thị trường, rủi ro hàng tồn kho,…) và tài sản sử dụng (vd: cùng không có tài sản vô hình).
4. Các thành phần của Báo cáo giải trình giao dịch giá thị trường
Bao gồm 6 phần cơ bản:
- Tổng quan về Tập đoàn và công ty đang xem xét;
- Tổng quan về GIAO DỊCH LIÊN KẾT ;
- Phân tích ngành (nếu ngành đó trong năm gặp khủng hoảng thì đây là cơ sở quan trọng giải thích tại sao DN trong năm bị lỗ một cách hợp lý);
- Phân tích chức năng;
- Lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường phù hợp;
- Phân tích kinh tế hay còn gọi là Phân tích so sánh (phần quan trọng nhất trong Báo cáo)
5. Khó khăn khi thực hiện Báo cáo giải trình
Khó khăn lớn nhất là các DN rất khó hoặc không thể tiếp cận database về giá hoặc thông tin tài chính của các Công ty làm chung ngành nghề, lĩnh vực với mình. Đó là chưa kể đến việc quy định yêu cầu là phải có ít nhất 05 Công ty tương đồng trở lên cho mục đích phân tích so sánh.
Ngoài ra, các công ty này thực hiên viết Báo cáo cũng “nghệ thuật” . Thông tin nhạy cảm về giá thì có thể không show ra, các thông tin tích cực hay tiêu cực về ngành có thể được giấu đi hoặc nhấn mạnh để giải thích cho vị thế tài chính của Công ty đang xem xét,…
Do đó, các Công ty thường thuê các Công ty kiểm toán hay tư vấn để thực hiện Báo cáo. Những công ty này làm được do họ mua và được quyền tiếp cận thông tin tài chính từ những Công ty bán dữ liệu tài chính chuyên nghiệp như BVD, Reuters,…hoặc tự xây dựng được hệ thống dữ liệu cho nội bộ sử dụng do họ có những khách hàng trong ngành nghề của mình
6. Đánh giá rủi ro bị cơ quan thuế thanh tra về chuyển giá
Những DN có các đặc điểm sau đây được xem là có rủi ro cao về chuyển giá:
DN tăng trưởng doanh thu hằng năm nhưng lỗ liên tục qua các năm, lợi nhuận giảm đột ngột;
Các Công ty khác trong ngành đang làm ăn tốt, riêng DN mình lại bị lỗ;
DN có phát sinh GIAO DỊCH LIÊN KẾT nhưng không nộp tờ khai GIAO DỊCH LIÊN KẾT ;
DN có giá trị GIAO DỊCH LIÊN KẾT chiểm tỷ trọng lớn trong doanh thu hoặc chi phí;
Các bên liên kết hoạt động ở những nước có thuế suất thuế TNDN thấp hơn VN
Có các GIAO DỊCH LIÊN KẾT nhạy cảm (trả phí bản quyền, trả phí quản lý, phí nhượng quyền thương mại, trả lãi vay có lãi suất cao);
Nếu rủi ro cao, DN nên xem xét thực hiện Báo cáo giải trình. Cân nhắc giữa con số thiệt hại nếu bị thuế áp đặt với mức phí phải trả cho bên tư vấn. Nếu DN đã bị cơ quan thuế thanh tra đến năm nào, DN chỉ cần thực hiện Báo cáo từ các năm chưa bị thanh tra trở về sau.
7. Báo giá dịch vụ làm báo cáo giao dịch liên kết
Nếu doanh nghiệp bạn khó khăn trong cách làm, hoặc chưa làm bao giờ, Công ty chúng tôi sẽ đứng ra tư vấn và làm báo cáo giao dịch liên kết cho công ty bạn.
Với đội ngũ chuyên gia tư vấn cao cấp giàu kinh nghiệm và các hãng kế toán hàng đầu trong nước, AACS có thể cung cấp các dịch vụ chuyển giá chất lượng cao cho khách hàng với mức phí rất cạnh tranh.
Quý doanh nghiệp cần chúng tôi báo giá dịch vụ chuyển giá và cung cấp dịch vụ tư vấn làm báo cáo chuyển giá, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.
Mr: Nguyễn Duy Mạnh – Tel: 0908 381 550 | Mail: manhnd@aacs.com.vn
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AACS
Tel: 028 66 500 381 – Email: info@aacs.com.vn