Kiểm toán nội bộ là gì?

Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), kiểm toán nội bộ là “một hoạt động đánh giá được lập ra trong doanh nghiệp như là một loại dịch vụ, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ”.

Còn theo Viện KTNB (IIA): “Kiểm toán nội bộ là hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế nhằm cải tiến và tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó. Giúp tổ chức đạt được mục tiêu, bằng việc đánh giá và cải tiến một cách có hệ thống và chuẩn tắc tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro”…

Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ sau đây:

– Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;

– Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt;

– Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán;

– Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị kế toán.

Chức năng của Kiểm toán nội bộ đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro của các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Các kiểm toán viên nội bộ có thể thực hiện việc kiểm toán để đánh giá và đưa ra các khuyến nghị cải tiến quy trình quản trị hoặc thực hiện tư vấn các vấn đề quản trị do doanh nghiệp thực hiện. Trên thực tế, Kiểm toán nội bộ được xem là “tai mắt” của quản lý doanh nghiệp thông qua việc kiểm tra và soát xét tất cả các bộ phận và chức năng trong doanh nghiệp.

Xem thêm  03 đối tượng doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán nội bộ

Có thể nói, Kiểm toán nội bộ là công cụ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp phân tích hoạt động đầu tư, kinh doanh, kiểm soát, đánh giá các chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, các hành vi quản lý. Kiểm toán nội bộ cung cấp các căn cứ, để lãnh đạo doanh nghiệp điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả và chiếm lĩnh được thị trường.

Kiểm toán nội bộ

Đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ

– Người làm công tác Kiểm toán nội bộ không thực hiện kiểm toán đối với quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình mà mình là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đó.

– Người làm công tác Kiểm toán nội bộ không có những xung đột về quyền và lợi ích kinh tế với đơn vị, bộ phận được kiểm toán; người làm công tác Kiểm toán nội bộ không được thực hiện kiểm toán đối với đơn vị, bộ phận mà người điều hành đơn vị, bộ phận đó là người có liên quan.

– Người làm công tác Kiểm toán nội bộ không được tham gia kiểm toán các hoạt động, các bộ phận mà mình chịu trách nhiệm thực hiện, hoặc quản lý bộ phận đó trong thời hạn 03 năm kể từ khi có quyết định không thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó.

Xem thêm  Thời hạn nộp báo cáo tài chính mới nhất 2020

– Đảm bảo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ: Tính chính trực, tính khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp. Người phụ trách Kiểm toán nội bộ ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, còn phải có biện pháp theo dõi, đánh giá, quản lý nhằm đảm bảo người làm công tác Kiểm toán nội bộ tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán nội bộ.

Đối với lãnh đạo doanh nghiệp

– Đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty:

+ Có trách nhiệm ban hành quy chế về Kiểm toán nội bộ của đơn vị;

+ Tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo bộ phận Kiểm toán nội bộ thực hiện đầy đủ các quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định;

+ Rà soát, kiểm tra, đánh giá hiệu lực và hiệu quả của bộ phận Kiểm toán nội bộ;

+ Chịu trách nhiệm chính về việc đảm bảo chất lượng hoạt động Kiểm toán nội bộ;

+ Trang bị các nguồn lực cần thiết;

+ Quyết định việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nội bộ và đôn đốc, theo dõi các bộ phận thực hiện;

+ Có biện pháp xử lý kịp thời khi có các kiến nghị, đề xuất của Kiểm toán nội bộ;

+ Phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch Kiểm toán nội bộ hàng năm đảm bảo kế hoạch Kiểm toán nội bộ được định hướng theo rủi ro…

– Đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp:

+ Tạo điều kiện thuận lợi để Kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ được giao và chỉ đạo các bộ phận thực hiện phối hợp công tác theo quy định của quy chế về Kiểm toán nội bộ;

Xem thêm  Báo giá dịch vụ kiểm toán độc lập

+ Đôn đốc các đơn vị, các bộ phận thực hiện những kiến nghị đã thống nhất với bộ phận Kiểm toán nội bộ hoặc theo chỉ đạo của HĐQT, Hội đồng thành viên;

+ Thông báo cho bộ phận Kiểm toán nội bộ tình hình thực hiện những kiến nghị đã thống nhất;

+ Đảm bảo bộ phận Kiểm toán nội bộ được thông báo đầy đủ về các thay đổi, những vấn đề phát sinh mới trong hoạt động của đơn vị nhằm xác định sớm những rủi ro liên quan…

Công ty aacs

Dịch vụ kiểm toán nội bộ của Công ty AACS

Có thể nói, để thuê một công ty dịch vụ kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp, bạn cần phải tìm hiểu thông tin nhiều đơn vị. Nhưng rất khó để phân biệt đâu là dịch vụ mang lại lợi ích tuyệt đối cho doanh nghiệp bạn. Để hỗ trợ quý doanh nghiệp tránh phải các công ty kế toán “giả mạo”. Chúng tôi – Công ty TNHH Kiểm toán AACS luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán vô cùng bổ ích cho quý doanh nghiệp.

Tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ trọn gói hàng đầu tại Việt Nam, chọn AACS và đến với chúng tôi. Bạn chắc chắn sẽ không phải thất vọng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn tận tình hơn.

Liên hệ ngay với AACS để được tư vấn và hỗ trợ

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AACS

Điện thoại: 028 66 500 381 – Mobile: 0908 381 550 ( Mr Mạnh) – Mobile: 0908 688 550 ( Ms Phương)

Email: info@aacs.com.vn

5/5 - (209 bình chọn)


Trả lời