- 21 Tháng sáu, 2020
- Gửi bởi: Founda media
- Loại: Tư vấn thuế
Luật thuế TNCN – Luật số 26/2012/QH13, Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 92/TT-BTC.
Những điều cần chú ý trước khi tính thuế TNCN:
– Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế TNCN là thời điểm trả thu nhập.
VD: Công ty bạn trả lương tháng 12/2018 cho nhân viên A vào ngày 3/1/2019 thì tính thuế TNCN vào tháng 1/2019.
– Tính thuế TNCN theo Biểu lũy tiến từng phần: Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 thảng trở lên (Kể cả ký hợp đồng từ 3 tháng tại nhiều nơi và nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động).
– Tính thuế TNCN theo biểu thuế toàn phần: Đối với cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Xem thêm —->> Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng lao động dưới 03 tháng lao động thử việc
Tiền thưởng, phép năm thanh toán sau khi chấm dứt HĐLĐ phải chịu thuế theo tỷ lệ:
– Trường hợp khi chấm dứt HĐLĐ, ngoài tiền trợ cấp thôi việc theo luật (được miễn thuế), Công ty còn thanh toán thêm tiền trợ cấp khác, tiền phép năm và tiền thưởng cho người lao động thì các khoản tiền này phải tính thuế TNCN (khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
– Mức khấu trừ thuế áp dụng theo biểu lũy tiến, nếu thanh toán cùng với tiền lương của tháng cuối cùng làm việc hoặc áp dụng tỷ lệ 10%, nếu thanh toán sau khi đã chấm dứt HĐLĐ (khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
(Công văn số 7595/CT-TTHT ngày 10/8/2017 của Cục Thuế TP. HCM)
Quà trúng thưởng trong tiệc tất niên cũng phải tính thuế TNCN:
– Theo đó, trường hợp Công ty tổ chức chương trình rút thăm may mắn để tặng quà cho nhân viên trong tiệc tất niên thì giá trị trúng thưởng phải cộng vào tiền lương để tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến.
(Công văn số 4991/CT-TTHT ngày 1/6/2017 của Cục Thuế TP. HCM)
Cách tính thuế TNCN cho lao động cư trú dưới 3 tháng:
– Những cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng mà có tổng mức thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ 10% trước khi trả thu nhập.
VD: Công ty bạn thuê nhân công thời vụ có trả: 2.500.000 và phụ cấp 200.000 thì:
Tiền thuế TNCN phải nộp = (2.500.000 + 200.000) x 10% = 270.000 (Tính theo biểu thuế toàn phần nhé, tổng thu nhập)
– Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu 02/CK-TNCN) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
=> Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
– Cá nhân làm cam kết phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.