Về trích lập dự phòng giám giá hàng tồn kho có khả năng lỗi thời, hoặc đã/sẽ xử hủy vào sau niên độ kiểm toán

Một trong hai nguyên tắc cơ bản để trích lập dự phòng hàng tồn kho nói chung đó là nguyên tắc về quyền sở hữu hàng hóa. Thật vậy, hàng hóa đang được doanh nghiệp ghi nhận là hàng hóa trong sổ sách của doanh nghiệp có thể không hẳn là hàng hóa thuộc quyền sỡ hữu của doanh nghiệp. Ví dụ như hàng ủy thác, hàng tạm giữ hộ khách hàng…mà theo hợp đồng kinh tế, doanh nghiệp tạm giữ hàng và xuất ra khi có yêu cầu của khách hàng, khách hàng hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả mọi rủi ro đối với các lô hàng đó.

Để tìm hiểu rõ hơn, cần phải xác định như thế nào là quyền sở hữu, từ đó để xem xét việc có nên hay không trích việc trích lập dự phòng.

Theo quy định tại bộ luật dân sự, quyền sở hữu tài sản nói chung  bao gồm: Quyền chiếm hữu, quyền sự dụng và quyền định đoạt. Trong đó quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ tài sản, quyền sử dụng là quyền sử dụng tài sản theo ý muốn  và quyền định đoạt là quyền có thể phá hủy, cho mượn, cho thuê, bán , đem đi cầm cố hoặc thế chấp…, theo nguyên tắc trên, thì quyền sở hữu tài sản xuất hiện khi doanh nghiệp nắm giữ tài sản có đầy đủ ba quyền như đã nêu, nếu thiếu một trong ba quyền thì tài sản đó không gọi là quyền sở hữu của doanh nghiệp.

Xem thêm  Các công việc cần làm khi chuẩn bị quyết toán năm

Hàng nhận nhập khẩu ủy thác cho doanh nghiệp khác, về nguyên tắc khi hàng đã về đến việt nam và giao tại kho theo thỏa thuận thì lúc đó, hàng hóa không thuộc quyền sỡ hữu của doanh nghiệp nhận ủy thác. Trong thực tế, do khách hàng không có kho để lưu hàng nên họ chấp nhận thuê/ mượn kho của doanh nghiệp nhận nhập khẩu ủy thác đó để lưu hàng và từ đó phân phối đi các nơi khác, với thỏa thuận là khi có nhu cầu, doanh nghiệp nhận nhập khẩu ủy thác (doanh nghiệp lưu giữ hàng) phải xuất hàng hóa kèm hóa đơn cho bên ủy thác nhập khẩu để họ bán cho khách hàng, phần hàng hóa còn lại tại kho họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả các rủi ro nếu có xảy ra. Như vậy nếu căn cứ theo tài khỏan 156 (hàng hóa) trên sổ sách kế toán để trích dự phòng hàng tồn kho là thiếu chính xác, vì trong đó có phần giá trị rất lớn là hàng hóa của khách hàng. Doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác chỉ có một quyền duy nhất là quyền chiếm hữu, có nghĩa là quyền nắm giữ hàng hóa từ khi hàng đã về việt nam và đang gửi tại kho của chính doanh nghiệp đó, còn quyền sử dụng và quyền định đoạt là hoàn toàn không có, vì không được sử dụng hàng theo ý muốn và không có quyền mua bán, cầm cố thế chấp.

Xem thêm  Tính giá thành cho công ty xây dựng

Qua những phân tích trên, khẳng định hàng hóa nhận ủy thác (dù thể hiện ở dưới hình thức nào) (nếu) đang ở tại kho doanh nghiệp và các hàng giữ hộ có điều kiện khác đều không phải là hàng thuộc quyền sỡ hữu của doanh nghiệp, và vì vậy không thể trích lập dự phòng cho các khoản này, kề cả hàng đã xử hủy phát hiện sau niên độ. Về nguyên tắc hàng xử hủy sẽ được khách hàng đền bù bằng giá  gốc, như vậy giá trị thuần được khẳng định (chứ không phải ước tính) là bằng với giá gốc nên không đủ cơ sở để trích lập dự phòng.

5/5 - (149 bình chọn)


Trả lời