Dịch vụ lập Báo cáo Quyết toán Hải Quan

Các mẫu báo cáo Quyết toán hải quan phải nộp theo Thông tư 39:

Mẫu 15 Báo cáo quyết toán với Nguyên vật liệu nhập khẩu

Mẫu 15a Báo cáo quyết toán với Thành phẩm xuất khẩu

Mẫu 16 Định mức thực tế sử dung

Dịch vụ lập báo cáo quyết toán hải quan
Dịch vụ lập báo cáo quyết toán Hải quan

Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm:

  1. Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu.
  2. Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm.
  3. Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài.
  4. Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu.
  5. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu.
  6. Hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu

  1. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, gồm:
  2. a) Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
  3. b) Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
  4. c) Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao. Trường hợp lượng phế liệu, phế phẩm đã tính vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu hao thì không tính vào tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư.
Xem thêm  30 thông tư kế toán cần biết

Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư.

  1. Định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu ban đầu là lượng nguyên liệu thành phần sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ một nguyên liệu ban đầu.
  2. Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.
  3. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
  4. Khi xác định số tiền thuế được hoàn hoặc không thu, tổ chức, cá nhân quan căn cứ vào quy định tại Thông tư này và định mức thực tế sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

Thời hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan

Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư xuất khẩu để sản xuất hàng hóa gia công tại nước ngoài hoặc tại DNCX chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo hợp đồng gia công

Kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu

  1. Các trường hợp kiểm tra
  2. a) Khi xác định tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng có dấu hiệu rủi ro đã nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu nhưng quá chu kỳ sản xuất không có sản phẩm xuất khẩu;
  3. b) Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị hoặc xuất khẩu sản phẩm tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất;
  4. c) Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm vào nội địa nhưng không khai hải quan;
  5. d) Khi phát hiện tổ chức, cá nhân kê khai sản phẩm xuất khẩu không đúng quy định và không đúng thực tế.
Xem thêm  Hàng ngày Kế toán tổng hợp phải làm những gì?

Nội dung kiểm tra

  1. a) Kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế (đối với trường hợp kết hợp kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế), báo cáo quyết toán, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho và các chứng từ khác người khai hải quan phải lưu theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này;
  2. b) Kiểm tra định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ liên quan đến việc xây dựng định mức;
  3. c) Kiểm tra tính phù hợp của sản phẩm xuất khẩu với nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu;
  4. d) Trường hợp qua kiểm tra các nội dung quy định tại điểm a, b, c khoản này mà cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì thực hiện:

d.1) Kiểm tra nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trên dây chuyền sản xuất;

d.2) Kiểm tra số lượng hàng hóa còn tồn trong kho;

d.3) Kiểm tra số lượng thành phẩm chưa xuất khẩu.

Kiểm tra hải quan
Kiểm tra Hải Quan

Thời gian kiểm tra

Việc kiểm tra được thực hiện không quá 05 ngày làm việc tại cơ sở sản xuất, trụ sở của tổ chức, cá nhân. Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn về làm báo cáo quyết toán hải quan do?

Xem thêm  Về trích lập dự phòng giám giá hàng tồn kho có khả năng lỗi thời, hoặc đã/sẽ xử hủy vào sau niên độ kiểm toán

Trễ hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan

Chênh lệch số liệu giữa kế toán và bộ phận XNK dẫn đến bị truy thu thuế

Doanh nghiệp không hiểu rõ về kê khai, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu

Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với hệ thống của cơ quan Hải quan dẫn  đến bị phạt

Doanh nghiệp chưa cập nhật những thủ tục hải quan cũ và mới

Theo yêu cầu cao về quản trị nội bộ doanh nghiệp.

Với kinh nghiệm tư vấn kiểm tra hải quan và dịch vụ lập báo cáo quyết toán Hải quan cho nhiều doanh nghiệp, Công ty AACS chúng tôi thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu và gia công trong việc lập Báo cáo Quyết toán Hải quan.

Do đó AACS chúng tôi với kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán và Kiểm toán kết hợp với xử lý dữ liệu để cung cấp dịch vụ làm Báo cáo quyết toán Hải quan cho quý khách hàng.

Khi Quý đơn vị sử dụng dịch vụ làm Báo cáo quyết toán Hải quan của AACS, chúng tôi sẽ chia sẻ các vấn đề sau cho quý đơn vị:

+ Cách lập từng chỉ tiêu báo cáo quyết toán. Cách xử lý chênh lệch số liệu. Cách hạch toán lập và lưu giữ số chi nguyên liệu vật tư nhập khẩu.

+ Kinh nghiệm kiểm soát nguyên vật liệu sản xuất. Cách tính toán nguyên liệu đầu vào không theo dõi riêng.

+ Quy định xử lý phế liệu, phế thải trong định mức và ngoài định mức. Các điểm lưu ý khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo. Công tác chuẩn bị trước khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo. Cách lập từng chỉ tiêu trong báo cáo quyết toán SXXK.

+ Cách lập từng chỉ tiêu trong báo cáo quyết toán hàng gia công

 Để được báo giá lập Báo cáo quyết toán Hải quan xin vui lòng liên hệ với AACS :

Điện thoại: 028 66 500 381 – 0908 381 550 ( Mr Mạnh)

Email: manhnd@aacs.com.vn

Xem thêm: Nội dung tư vấn Kiểm tra Hải quan

 

 

 

 

 

 

4.1/5 - (128 bình chọn)


Trả lời

2 × ba =